Làng game Việt: Ngẫm lại thời xưa mà buồn cho hiện tại

Trong những năm gần đây, thị trường game online Việt Nam thay đổi khá nhiều.

Có thể nói biến động lớn nhất chính là sự xuất hiện và đổ bộ ồ ạt của các game mobile, webgame ở giai đoạn 2014 và đầu 2015. Do đó game client đã ít, game hay lại càng hiếm, cho nên sự tuột dốc không phanh của làng game Việt ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân về kỹ thuật, thị hiếu người chơi, sự quản lý quá chặt của các bộ ngành…Nhưng nói rộng ra, lý do nổi trội nhất chính là khả năng quản lý yếu kém của các NPH Game Việt với phương châm “vắt chanh bỏ vỏ”.

Làng game Việt: Ngẫm lại thời xưa mà buồn cho hiện tại

Còn nhớ hơn chục năm trước, khi mạng ADSL bắt đầu xuất hiện, những tụ điểm Internet đua nhau mọc lên như nấm. Quá trình tiếp xúc với mạng vi tính được người dân tiếp nhận rất tích cực, họ ra hàng net để chat yahoo, xem tin tức…Và chính lúc ấy, nhận thức về game online đã bắt đầu nở rộ trong đầu mỗi người. Tựa game online đầu tiên du nhập về Việt Nam chính là MU Online. Tiệm net trở thành nơi tụ tập của các hội nhóm đam mê game, những cuộc săn boss, train level khiến không khí xôm tụ, vui vẻ. Một người chơi, mười người đồn, trăm người thử, game online trở thành công cụ tiếp xúc phổ thông cho thế giới mạng rộng lớn.

Làng game Việt: Ngẫm lại thời xưa mà buồn cho hiện tại

Tuy MU Online là người đi tiên phong nhưng kẻ gây sóng cho cộng đồng game thủ lại thuộc về Võ Lâm Truyền Kỳ – một game kiếm hiệp tình duyên. Dân ta vốn mê truyện tàu, lậm với tác phẩm của Kim Dung, Cổ Long…nay có cơ hội hóa thân vào các nhân vật trước kia chỉ thấy trên màn ảnh, được chính tay thi triển những chiêu thức độc nhất vô nhị. Sự ganh đua, vui sướng trong các trận đánh lớn, công thành, săn boss,…thất vọng khi thua cuộc. Chỉ thế thôi nhưng đủ thấy được game online ảnh hưởng lớn thế nào.

Làng game Việt: Ngẫm lại thời xưa mà buồn cho hiện tại

Đường truyền mạng đã yếu, nhiều người đồng thời truy cập nên tình trạng lag, dis xảy ra thường xuyên, vậy mà các game thủ có thể ngồi chờ hàng giờ để đăng nhập, thức trắng đêm đợi nhà phát hành cập nhật phiên bản mới, sự hứng khởi trong tâm trạng của mỗi người không suy giảm, mà thậm chí còn tăng thêm. Thấy được mảnh đất béo bở, nhiều NPH đã nhảy vào để tung ra hàng loạt game như Gunbound, Audition, Phong Thần, Đột Kích…Từ đó nhiều lần chúng tôi chứng kiến một người treo auto train level cho Võ Lâm, thời gian chờ đợi thì nhảy Audition, bắn Gunbound, có khi thức trắng đêm ở hàng net để cặm cụi chăm sóc nhân vật của mình.

Sau thịnh vượng ắt sẽ suy yếu, nhưng sự đi xuống của các game đỉnh cao một thời diễn ra quá nhanh. Trong khi NPH lơ là chăm sóc những game cũ, gầy dựng cộng đồng đang có mà ngược lại họ vô tư nhập hàng loạt sản phẩm khác về để tăng thêm doanh thu mà không màng đến chuyện game đó có hay, có mới mẻ hơn không.

Chính điều này đã khiến game thủ cảm thấy bị “bào món” và không còn cảm nhận được độ hay và sâu của game nữa. Đặc biệt lối chơi của các sản phẩm kiểu thị trường thời gian qua luôn mang cho mình một bộ mặt “mì ăn liền” đi cùng phương châm “VNĐ hóa” để hoán đổi sức mạnh, “auto hóa” để người chơi khỏi phải bận rộn đầu óc hay tay chân khi chơi. Điều này vô tình tập cho game thủ cảm giác lười biếng, quên hẳn bản chất thực sự của game nhập vai trực tuyến.

Làng game Việt: Ngẫm lại thời xưa mà buồn cho hiện tại

Một NPH có đến vài chục sản phẩm game, mỗi game mở vô tội vạ hàng đống server, người chơi chán, server vắng, phân hóa giữa đại gia và dân cày rõ rệt, những thành viên tâm huyết với game dần dần rời bỏ cuộc chơi. Bao nhiêu game hấp dẫn, “hot” hơn du nhập với tính năng nhiều và lạ hơn, nhưng tâm huyết của game thủ đã bị bào mòn. Vì họ không nắm được game thủ cần gì, thiếu đủ như thế nào.

Một ví dụ khác có thể kể đến 1 vài tựa game online được đánh giá rất cao ở nước ngoài, khi về đến Việt Nam game được hi vọng sẽ tạo nên cơn sốt không kém những đàn anh xưa kia. Thế nhưng sau hai năm phát triển điều đó chưa được thấy thì game thủ chỉ chứng kiến được cảnh tượng: game đang chết dần.

Chúng tôi nói những điều trên để thấy người chơi mong mỏi một %&&&&&% hay đúng nghĩa, đi kèm là tính cộng đồng cao. Nhưng giả như có những game đủ điều kiện như thế về Việt Nam, liệu có ai dám đảm bảo rằng nó sẽ phát triển, sẽ khiến làng game thủ sống lại cảm giác đam mê thuở nào? Khó lắm vì thật sự cái lạ, cái hay đã mất đi trong mỗi game thủ rồi.

Nguồn

Viết một bình luận